Niềng răng bị đau thì nên làm gì?

Chào các bác sĩ, hiện tại em đang có dự định thực hiện niềng răng chinh nha, ngoài những hiệu quả cũng như khả năng chỉnh sửa vị trí của răng thì em được người quen kể lại là niềng răng thường gây đau và cơn đau rất thường xuyên. Vậy các bác sĩ cho em hỏi thật sự việc niềng răng có gây đau không ạ và nếu có thì có những phương pháp nào để khắc phục và hạn chế cơn đau này không bác sĩ. Em xin cám ơn bác sĩ và mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phí bác sĩ. ( Thiên Lý - Hà Giang)

Bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn trả lời :

Chào bạn Thiên Lý, cám ơn bạn đã gửi các thắc mắc của mình về cho bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn, Theo như những chia sẽ của bạn thì bạn đang thắc mắc liệu niềng răng chỉnh hô có đau không? việc niềng răng gây đau thường xuất phát tư nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo kinh nghiệm chỉnh nha của bác sĩ thực hiện nhiều ca niềng răng sẽ bật mí cho bạn biết các nguyên nhân gây đau và cách khắc phục nhé:

Những trường hợp bị đau phổ biến khi niềng răng:

Trong quá trình niềng răng người lớn tuổi, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng đau nhức khi trải qua 1 trong 7 giai đoạn đièu trị dưới đây:

Giai đoạn nhổ răng: Đây là bước bắt buộc của một số trường hợp bệnh nhân khi răng trên hàm không đủ khoảng trống giúp răng dễ dàng dịch chuyển theo đúng phác đồ điều trị.

Giai đoạn nong hàm: Nong hàm là một kỹ thuật chỉnh nha khá phổ biến nhằm tạo ra không gian cho khuôn hàm, để hỗ trợ việc dịch chuyển các răng một cách dễ dàng. Đây là phương pháp thay thế cho việc nhổ trăng rất được ưa chuộng.

Giai đoạn gắn dây thun tách kẽ răng: Đây là kỹ thuật để tạo lực giúp các răng dịch chuyển, dây thun tách kẽ sẽ tạo ra khoảng cách giữa các răng cận kề nhau. Đây được xem là giải pháp gây đau rất nhiều vì các dây thun có độ dày 2mm sẽ được đặt vào kẽ răng và gây ra cảm giác khó chịu, và tình trạng bị đau nhức sẽ rất cao.

giai-doan-mai-ke-rang
Giai đoạn mài kẽ răng.

Giai đoạn mài kẽ răng: Với bước này sẽ giúp bạn mở rộng, tạo không gian trên cung hàm răng, giúp các răng có khoảng cách nhất định với nhau và dịch chuyển một cách dễ dàng. Khi thực hiện các mô răng cũ sẽ bị xâm lấn nhiều lần sẽ gây ra tình trạng ê buốt và đau nhức cho bệnh nhân.

Giai đoạn gắn các mắc cài và dây cung đầu tiên: Sau khi đã mở rộng khuôn hàm, các nha sĩ sẽ gắn các mắc cài và dây cung đầu tiên. Ở bước này, các bạn sẽ cảm thấy sự khó chịu vì có sự xuất hiện của các khí cụ lạ trong khoang miệng của mình. Nhưng bạn đừng nên quá lo lắng về vấn đề này vì chỉ sau 2 tuần bạn sẽ quen với sự xuất hiện của các mắc cài.

Giai đoạn điều chỉnh lực kéo: Việc điều chỉnh và tăng lực  tác động của dây cung lên răng trong các lần tái khám sẽ làm cho bạn bị đau. Do khi đó là lúc răng của bạn có sự dịch chuyển nhiều nhất.
Giai đoạn xảy ra trong suốt quá trình đeo niềng: Tình trạng trầy xước môi và má và nướu được xem là thường xuyên xảy ra, vì đây là các mô mềm rất dễ bị tổn thương khi chịu tác động của các khí cụ nha khoa. Đây là vấn đề thường gặp ở mắc cài kim loại thường.

Những giai đoạn niềng răng được nếu trên thực ra chỉ gây đâu trong 2 ngày là cơn đau sẽ biến mất nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề niềng răng chỉnh hô có đau không. Nếu sau 3 ngày mà bạn vẫn còn cảm giác ê nhức thì bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm đau dưới đây.

Cách giảm đau khi niềng răng:

Sử dụng túi chườm đá hoặc uống đồ lạnh:

su-dung-tui-chuom-lanh
Sử dụng túi chườm lạnh để giảm đau.

Khi niềng răng hoặc mỗi chỉnh lực kéo răng bạn sẽ cảm thấy bị đau thì bạn có thể áp dụng phương pháp túi chườm lạnh vào khu vực bị đau nhức, cơn đau sẽ được giảm thiểu chỉ sau một thời gian ngắn.

Ngậm nước muối

Trong quá trình niềng răng sẽ có một vài trường hợp bạn sẽ bị loét , nhiệt miệng ở má hoặc lợi do bị các mắc cài cọ sát. Trong trường hợp này, bạn có thể giảm đau hiệu quả với nước muối và nước ấm, chỉ sau 1 phút bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Ăn thức ăn mềm

Sau khi niềng răng, để hạn chế cơn đau bạn cần tránh ăn những thức ăn có dạng dai hoặc cứng, ưu tiên ăn những thức ăn có dạng lỏng, mềm như súp, canh...

Massage vùng bị đau

Đây cũng được xem là phương pháp giảm đau hiệu quả. Bạn hãy giảm đau bằng cách dùng ngón tay của mình để xoa vùng răng bị đau một cách nhẹ nhàng giúp cho các mô được massage thoải mái, giảm các cơn đau một cách tốt nhất.

Dùng sáp chỉnh nha chuyên dụng

việc đeo niềng không thể tránh khỏi vấn đề các mô mềm bị ma sát bởi các khí cụ gây ra tổn thương bên trong. Khi đó bạn có thể dùng sáp chỉnh nha để bao phủ các phần có thể gây tổn thương mô. Đây được xem là phương pháp giảm đau được các bác sĩ khuyên dùng.

Sử dụng thuốc giảm đau

su-dung-thuoc-giam-dau
Sử dụng thuốc giảm đau.

Nếu  trường hợp bạn đã áp dụng các cách trên vẫn không giảm đau bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Nhưng cần lưu ý bạn cần được bác sĩ kê toa để sử dụng liều lượng phù hợp.

Qua những thông tin về niềng răng hô có đau không hi vọng cũng như những biện pháp giảm đau khi niềng răng hi vọng sẽ giúp bạn Thiên Lý có được cho mình những thông tin bổ ích và điều quan trọng là nếu tình trạng đau vẫn còn kéo dài bạn cần đến trực tiếp địa chỉ nha khoa - Bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.


Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget